Hậu quả của bệnh gai cột sống

Chấn thương, va đập do tai nạn lặp đi lặp lại nhiều lần cũng dẫn đến gai cột sống. Bên cạnh đó là sự lắng đọng canxi ở dây chằng, gân tiếp xúc với cột sống do quá trình lão hóa của cơ thể cũng là nguyên nhân gây gai cột sống.

Gai cột sống có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của cột sống nhưng thường gặp nhất ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng vì hai vị trí này phải chịu trọng lực nhiều nhất dễ dẫn đến tình trạng khớp thoái hóa nhanh nhất.

Nguyên nhân gây gai cột sống là do viêm khớp cột sống mạn tính làm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống gây hao mòn bề mặt xương và cuối cùng bề mặt xương thường xuyên cọ xát vào nhau gây đau. Gai là đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với viêm khớp cột sống mạn tính.

Người có nghề nghiệp đòi hỏi phải thường xuyên mang vác, nâng đỡ vật nặng khiến trọng lượng đè lên cột sống lớn và làm gai xuất hiện.

Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gai cột sống.

Hậu quả của gai cột sống

Có nhiều người bị gai cột sống nhưng không có triệu chứng, nhiều trường hợp khác lại bị đau thắng lưng, đau cổ,… ảnh hưởng đến vận động. Nếu bị gai cột sống cổ, người bệnh thường xuyên bị đau cổ. Cơn đau có thể lan sang vai, gáy, cánh tay.

Hậu quả của bệnh gai cột sống
Hậu quả của bệnh gai cột sống


Nếu bị gai cột sống thắt lưng, cơn đau xuất hiện ở lưng, hông, đau dọc hai chân, đau cơ đùi, cẳng chân, bàn chân và ngón chân, có khi gây rát bỏng.

Người bệnh có cơn đau mức độ thấp (mạn tính), thỉnh thoảng có các đợt đau cấp dữ dội kéo dài vài ngày khiến người bệnh khó khăn trong việc đi đứng, hạn chế vận động.

Với cơn đau mạn tính, người bệnh đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi (đau cơ học).

Gai cột sống có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh nếu chủ quan, không chữa trị sớm. Bệnh có thể gây nên chứng rối loạn tuần hoàn não khiến người bệnh đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng… 

Khi đó phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động. Gai cọ xát với các xương khớp hoặc phần mềm xung quanh sẽ gây đau đớn nhiều hơn.

Về lâu dài người bệnh có thể bị vẹo, gù cột sống và nếu có chèn ép dây thần kinh cột sống kéo dài sẽ gây teo cơ, yếu cơ ở tay hoặc chân.

►Xem thêm: Cơ mạc bàn chân

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách sơ cứu khi bị gãy xương

Tìm hiểu bệnh viêm cơ mạc bàn chân

Chữa viêm đa khớp hiệu quả bằng mật ong